Khi đi dưới trời nắng, ngồi ghế sofa, uống cà phê, tẩy trắng da… đều là những thói quen thường ngày của chúng ta. Câu hỏi đặt ra là: Liệu những thói quen này có hại gì cho sức khỏe? Hãy xem các bác sỹ chuyên khoa nói gì?
Bác sỹ Tai mũi họng: Khi xe đi với tốc độ nhanh, không mở cửa kính
Bác sỹ Vương Kiến Minh, khoa Tai mũi họng, bệnh viện trực thuộc 1 đại học y khoa Sơn Tây: Khi lái xe với tốc độ cao, tiếng ồn bên ngoài tuy là không thể trong thời gian ngắn dẫn tới chướng ngại mất thính lực, thời gian lâu thì có thể sản sinh ảnh hưởng đối với thính lực. Do đó, khi lái xe tốc độ trên 85km/h, tốt nhất đóng kín mui xe và cửa kính, trên đường đi tốt nhất không nên nghe FM hoặc MP3.
Ngoài ra, mỗi lần đeo tai nghe nghe nhạc không nên vượt quá 1h đồng hồ, nên rút tai nghe ra để tai nghỉ ngơi thích đáng. Thời gian dài nơi mình sinh sống, công việc nếu có tiếng ồn, tốt nhất đeo tai nghe, có thể giảm đi 30db tiếng ồn.
Bác sỹ khoa Mắt: Ra khỏi nhà đeo kính râm
Bác sỹ Du Bình Bình, khoa Mắt, bệnh viện Tân Hoa, tỉnh Chiết Giang: Trời nắng đi ra ngoài không thể để mắt trần không đeo gì. Tia tử ngoại trong nắng có thể tạo thành tổn thương đối với kết mạc, giác mạc, thấu kính, thủy tinh thể, võng mạc…
Ngoài ra, tia cực tím và bệnh đục thủy tinh thể cũng có quan hệ nhất định, ra khỏi nhà đeo chiếc kính râm, có thể phòng ngừa bệnh biến đáy mắt, cũng có thể trì hoãn đục thể tinh thể phát sinh.
Bác sỹ khoa nội Tim mạch: Sau khi cảm mạo không vận động mạnh
Bác sỹ Cận Lập Quân, khoa nội Tim mạch, bệnh viện Nhân Dân tỉnh Quảng Đông: Khi bị cảm mạo nhẹ có thể vận động vừa phải, nhưng chỉ có thể tiến hành vận động nhẹ nhàng, không được vận động mạnh.
Sau khi cảm mạo, tốc độ chuyển hóa trao đổi chất của cơ thể tăng nhanh, nếu lại lao vào vận động mạnh, thì có thể làm nhiệt lượng trong cơ thể gia tăng, chuyển hóa càng nhanh hơn, năng lượng tiêu hao quá nhiều.
Đồng thời, sau khi cảm mao sức đề kháng của cơ thể giảm đáng kể, virus cúm càng dễ thừa cơ xâm nhập, nếu mà xâm phạm cơ tim, thì có thể thêm gánh nặng cho cơ quan tạng tim phổi, dễ dẫn tới viêm cơ tim cấp tính, chức năng tim phổi không tốt, thậm chí dẫn tới đột tử do tim. Có không ít người do sau khi cảm mạo vận động quá mạnh dẫn tới viêm cơ tim.
Bác sỹ Nha khoa: Không ăn thức ăn quá chua
Bác sỹ Nghiêm Hồng Hải, khoa Răng miệng, bệnh viện Tân Hoa, tỉnh Chiết Giang:
Tuyệt đối không dùng răng mở nắp bia, cũng không nên trực tiếp dùng răng cắn vật cứng hay quả cứng như hạch đào, óc chó…
Không uống đồ uống có ga, cũng không ăn thức ăn quá chua, bàn chải sử dụng không nên quá 3 tháng là phải thay mới.
Tập thói quen súc miệng sau khi ăn, nên dùng chỉ nha khoa, lựa chọn bàn chải lông mềm.
Bác sỹ khoa Phụ sản: Không dùng khăn tắm khách sạn
Bác sỹ Thịnh Thiểu Cầm, khoa Phụ sản, bệnh viện Tân Hoa, tỉnh Chiết Giang: Khi đi công tác hoặc du lịch, không nên sử dụng khăn tắm mà khách sạn cung cấp. Nếu những vật dụng công cộng này khử trùng không đạt chất lượng, hoặc trên thân thể có vết thương, từ đó có khả năng nhiễm một số bệnh.
Ở nơi công cộng, có thể cố gắng chọn toilet ngồi xổm chứ không dùng toilet ngồi bệt.
Bác sỹ khoa Da liễu: Không tẩy da chết, không dùng sản phẩm làm trắng
Bác sỹ Trần Tích Tố, khoa Da liễu, bệnh viện Tân Hoa, tỉnh Chiết Giang:
Tẩy da chết thật sự không cần thiết. Da có hệ thống bảo vệ tự nhiên, tẩy da chết có thể phá hoại bộ hệ thống này, hại nhiều hơn lợi.
Không dùng sản phẩm làm trắng. Một số sản phẩm tuyên xưng có hiệu quả làm trắng như: sữa rửa mặt, kem dưỡng… rất có khả năng đã thêm chất huỳnh quang, dễ dẫn tới dị ứng.
Phương pháp làm trắng của bác sỹ da liễu chính là: Ra khỏi nhà đeo kính râm, mũ nón, hoặc ô che nắng, như vậy hiệu quả tránh nắng càng an toàn hơn!
Bác sỹ khoa Nhi: Không cho trẻ dưới 3 tháng ăn cháo
Bác sỹ Trương Ân Tiệp, khoa Nhi, bệnh viện Tân Hoa, tỉnh Chiết Giang: Trẻ dưới 3 tháng tuổi, Amylase (enzym tiêu hóa tinh bột) tiết ra rất ít, nếu ăn cháo, dễ dẫn tới tiêu hóa không tốt.
Bác sỹ khoa Gan mật không ăn bơ đậu phộng
Bác sỹ Thi Duy Quần, khoa Gan mật, bệnh viện Tân Hoa, tỉnh Chiết Giang: Không bao giờ ăn bơ đậu phộng, lạc luộc; dầu mè, dầu mầm bắp cũng không ăn.
Bởi vì lạc rang có bị nấm mốc hay không, dễ dàng phán đoán; Mà lạc luộc, hạt hỏng hạt bị nấm mốc lẫn lộn vào nhau, không chỉ khó phán đoán, Aflatoxin do lạc bị nấm mốc sinh ra còn có thể khuếch tán. Aflatoxin sau khi xâm nhập vào cơ thể, có thể tạo thành ảnh hưởng đối với tạng gan, tăng thêm nguy cơ mắc ung thư gan.
Bác sỹ khoa Tiêu hóa không uống trà đặc, rất ít uống cà phê
Bác sỹ Trần Hưng Linh, khoa Tiêu hóa nội, bệnh viện Tân Hoa, tỉnh Chiết Giang: Cà phê và trà đặc, dễ dẫn tới trào ngược dạ dày thực quản. Acid dạ dày vốn có tính ăn mòn, nếu mà thường xuyên trào ngược, có thể tạo thành kích thích đối với thực quản, họng, có nghiên cứu chứng minh, chứng trào ngược thực quản cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới ung thư thực quản.
Nước đun sôi là thức uống tốt nhất, nếu sợ không có vị, có thể uống chút nước trà loãng, trà xanh, hồng trà, hoa trà đều rất tốt.
Bác sỹ khoa Xương khớp không ngồi sofa
Bác sỹ Hứa Siêu, khoa Xương khớp bệnh viện Tân Hoa, tỉnh Chiết Giang: Ghế quá mềm, như sofa, người ngồi lên đó, đốt sống lưng thiếu đi sự hỗ trợ đầy đủ, không có lợi cho đốt sống lưng và cột sống giữ được cấu trúc sinh lý. Do đó, trong nhà tuy là có sofa, nhưng không bao giờ ngồi lâu, mà là ngồi trên ghế cứng một chút.
Nguồn https://kinhmatviethan.com/chung-ta-hoc-duoc-nhieu-hon-cach-bao-ve-suc-khoe-khi-quan-sat-thoi-quen-cua-bac-sy/