Nhược điểm của kính áp tròng ban đêm Ortho-K cần lưu ý không phải ai cũng biết

Điều trị bằng kính Ortho-K là liệu pháp tạo hình giác mạc thông qua kính áp tròng đeo vào ban đêm, người cận, loạn sẽ có thị lực cải thiện mà không phải phẫu thuật hoặc đeo kính gọng khác. Cùng tìm hiểu xem phương pháp này và nhược điểm của kính Ortho-K là gì trước khi quyết định điều trị nhé.

1. Phương pháp dùng kính Ortho-K chữa cận là gì

Đây là phương pháp có thể chữa các tật khúc xạ bằng cách đeo kính áp tròng Ortho-K vào ban đêm lúc ngủ, kéo dài từ 6 đến 8 tiếng mỗi đêm. Kính Ortho-K giúp tạo hình giác mạc tạm thời, khử độ cận thị, loạn sau mỗi lần đeo kính, giảm tối đa sự phụ thuộc vào kính gọng thuốc và kính áp tròng. Chất liệu kính có tính thấm khí tốt, cung cấp đủ oxy cho mắt, đảm bảo sức khoẻ của giác mạc khi đeo kính.

Tuy vậy, không phải tất cả bệnh nhân tật khúc xạ có thể thực hiện phương pháp này. Kính Ortho-K được chống chỉ định dùng cho người bị viêm nhiễm bán phần nhãn cầu, ảnh hưởng đến giác mạc, các bệnh như khô mắt và dễ kích ứng khác.

Do đó, bạn nên đến khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa mắt uy tín để được kiểm tra và đưa ra lời khuyên tốt nhất dành cho bạn trước khi điều trị tật cận thị.

Điều trị cận thị bằng phương pháp kính Ortho-K (Nguồn: fargo.vn)

2. Phân tích ưu điểm của kính Ortho-K

Đây là phương pháp không phẫu thuật an toàn dành cho người cận, loạn thị. Kính Ortho-K được sử dụng trong phương pháp này đã được FDA cấp giấy chứng nhận về sự an toàn và đảm bảo chất lượng tuyệt đối cho người dùng vào năm 2002, được sử dụng tại mọi quốc gia. Vậy có nên dùng kính Ortho-K để điều trị tật khúc xạ không và kính Ortho-K dùng được bao lâu? Cùng tìm hiểu thêm nhé!

2.1. Thẩm mỹ hơn so với khi đeo kính cận
Kính Ortho-K có tên gọi khoa học là Orthokeratology, loại kính áp tròng cứng, thiết kế riêng biệt được dùng để đeo vào ban đêm. Bạn có thể thấy rõ hơn sau khi tháo kính vào mỗi sáng. Do đó, bạn không phải đeo bất kỳ loại kính thuốc nào khác, tăng tính thẩm mỹ hơn cho đôi mắt.

2.2. Dành cho người không phù hợp phẫu thuật
Sử dụng kính Ortho-K là cách điều trị tật khúc xạ tạm thời, thích hợp cho cả người lớn, trẻ em và các bệnh nhân không được chỉ định phẫu thuật hoặc sợ phẫu thuật. Một số trẻ dưới 18 tuổi chưa thể phẫu thuật có thể lựa chọn phương pháp này để ổn định và giảm độ cận.

2.3. Tiết kiệm chi phí so với phẫu thuật
Về chi phí giữa dùng kính Ortho-K và phẫu thuật thì Ortho có mức giá tham khảo rẻ hơn rất nhiều. Bạn có thể chọn gói khám kết hợp tư vấn điều trị kính Ortho-K bao gồm khám tổng quát, đo tật khúc xạ. độ dày giác mạc và tư vấn điều trị.

Hoặc bạn sẽ được chọn gói Ortho-K Standard để được khám, tư vấn, đặt kính điều trị và chăm sóc mắt sau khi điều trị. Mức giá cho phương pháp này được xem là khá phù hợp so với chi phí bỏ ra để phẫu thuật tật cận thị.

Phương pháp điều trị bằng kính Ortho-K phù hợp với cả trẻ em và người lớn 

3. Nhược điểm của kính Ortho-K

Tuy có các ưu điểm trên, nhưng vẫn có một số nhược điểm của kính Ortho-K mà bạn cần xem xét trước khi quyết định có nên dùng kính Ortho-K không. Cùng điểm qua một số nhược điểm của phương pháp này, bao gồm:

3.1. Khó chịu khi lần đầu sử dụng

Đối với những người chưa từng đeo kính áp tròng, thì lần đầu tiên đeo kính sẽ có đôi chút khó chịu, đặc biệt phải đeo vào ban đêm lúc ngủ. Kính tiếp xúc cứng Ortho-K khi đeo một vài lần đầu tiên sẽ có thể gây chảy nước mắt, cộm, ghèn ở mắt và nhìn mờ. Tuy nhiên, các triệu chứng chỉ tạm thời và không nguy hại đến giác mạc.

3.2. Cần thời gian để đạt mức thị lực tối đa
Một nhược điểm khác của kính Ortho-K là cần thời gian từ một vài ngày đến 1 tháng để đạt được kết quả như mong muốn và còn tùy thuộc vào độ khúc xạ ban đầu. Nếu cận nhẹ thì sẽ cần 2 đến 3 ngày để phục hồi thị lực, còn với độ cận nặng hơn sẽ mất khoảng hơn 1 tuần.

Điều trị bằng kính Ortho-K cần thời gian để đạt hiệu quả

3.2. Nhiều bước thực hiện khi đeo kính
Thời gian trung bình để thao tác là khoảng 10 đến 15 phút. Bạn phải thực hiện khá nhiều bước và cẩn thận khi lắp kính hay tháo kính. Bao gồm các bước sau đây. Tay phải được vệ sinh và lau khô, sau đó nhỏ nước mắt nhân tạo vào mắt trước khi lắp hoặc tháo kính Ortho-K. Nên lắp kính vào buổi tối trước khi ngủ 15 phút.

Trước khi đeo phải rửa kính bằng muối sinh lý 0.9% và kiểm tra xem kính có bám bụi không. Sau khi đeo kính phải đổ bỏ nước ngâm kính và rửa, để khay ráo nước. Khi tháo kính phải cho vào khay ngay, đổ ngập dung dịch ngâm kính và đậy nắp cẩn thận. Nên lưu ý đặt đúng kính vào vị trí khay cho mắt trái và mắt phải.

3.3. Chỉ đeo kính áp tròng Ortho-K khi ngủ
Do thiết kế kính Ortho-K khá đặc biệt không giống như các loại áp tròng thông thường, Ortho-K chỉ được chỉ định sử dụng vào ban đêm lúc ngủ. Thời gian đeo vào buổi tối dao động từ 6 đến 8 tiếng để định hình giác mạc, bạn chỉ có thể đeo mỗi buổi tối khi ngủ mỗi ngày và có thể đeo cách vài ngày khi mắt đã được cải thiện.

3.4. Đeo kính Ortho-K không hết độ cận vĩnh viễn
Đây là một trong những phương pháp điều trị cận thị hữu hiệu, tuy nhiên chỉ mang tính chất tạm thời. Liệu pháp này có thể làm giảm độ cận ở trẻ đang phát triển, giảm điều tiết cho mắt và ổn định tật khúc xạ chứ không thể hết độ cận vĩnh viễn.

3.5. Thời gian thay kính Ortho-K tốt nhất từ 1-2 năm
Thời hạn sử dụng kính sẽ được chỉ định tùy thuộc vào bác sĩ chuyên khoa, thông thường sẽ kéo dài từ 1 đến 2 năm là tốt nhất. Kính phải được ngâm và bảo quản trong dung dịch chuyên biệt để giữ chất lượng tốt nhất.

3.6. Định kỳ khám mắt với Bác sĩ chuyên khoa
Đối với phương pháp điều trị bằng kính Ortho-K, sau một thời gian tái tạo hình giác mạc, bạn cần phải thường xuyên tái khám để kiểm tra sức khoẻ mắt, tiến triển của giác mạc và có thể chỉ định thay đổi kính Ortho-K khác phù hợp hơn.

Phương pháp Ortho-K chỉ có thể cải thiện thị lực tạm thời

4. Có nên dùng kính Ortho-K

Khi tham gia điều trị bằng kính Ortho-K, bạn sẽ không cần phải sử dụng kính gọng trong sinh hoạt hàng ngày, thoải mái tham gia các hoạt động thể thao và giải trí. Quá trình điều trị cũng không gây đau và biến chứng khác.

Tuy rằng vẫn còn tồn tại một số nhược điểm của kính Ortho-K, nhưng sẽ không còn quá khó khăn khi bạn đã quen với các thao tác khi sử dụng kính. Với đặc tính đeo kính vào lúc ngủ, điều này sẽ không gây bất tiện trong hoạt động sinh hoạt của bạn.

Hơn nữa, phương pháp này phù hợp với những người bị cận, loạn thị nhưng không thể phẫu thuật hoặc chưa đủ tuổi phẫu thuật (dưới 18 tuổi). Về mức phí dịch vụ, giá tham khảo sẽ dao động đến 19.000.000 đồng bao gồm khám, điều trị và tái khám định kỳ khi đeo kính Ortho-K.

Thông qua bài viết nêu lên một số nhược điểm của kính Ortho-K hiện có, hy vọng sẽ giúp bạn có thể đánh giá về phương pháp điều trị tật khúc xạ bằng kính Ortho-K và lựa chọn cho mình gói khám và điều trị phù hợp nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang